fbpx
Tìm kiếm
Tìm kiếm

Điều trị giun sán và ký sinh trùng

dieu tri giun san ky sinh trung

Điều trị giun sán và ký sinh trùng

Điều trị giun sán, ký sinh trùng cần thực hiện kịp thời. Nhằm tránh biến chứng nguy hiểm khi giun lớn dần, xâm nhập đến nhiều hệ cơ quan. GALANT đặc biệt có thế mạnh trong mảng dịch vụ xét nghiệm, điều trị bệnh lý ký sinh trùng. Đơn vị chúng tôi sẵn sàng giao thuốc tận nhà, tư vấn từ xa theo yêu cầu của khách hàng.

Giun sán, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua con đường nào?

Các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường. Ví dụ như đường tiêu hóa, đường tiếp xúc bề mặt da, lây truyền qua động vật khác. Sau đó, chúng bắt đầu sinh sôi và phát triển.

Điều trị giun sán và ký sinh trùng
Điều trị giun sán và ký sinh trùng

Lây nhiễm qua đường tiêu hóa: Ký sinh trùng nói chung thường có mặt trong nhiều loại thực phẩm chưa qua chế biến, nước uống chưa qua xử lý (nước chưa đun sôi). Như vậy, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Đi ngoài ra phân lỏng, nôn ói, đau bụng, bụng bị đầy hơi,.. Là những dấu hiệu cho thấy ký sinh trùng đã xâm nhập thành công vào cơ thể.

Lây nhiễm qua đường tiếp xúc bề mặt da: Nhiều loài ký sinh trùng có thể lây lan qua đường tiếp xúc ngoài da. Ví dụ như ve, bọ chét hay rận.

Lây nhiễm qua động vật, thực vật: Những loại ký sinh trùng như ve, giun đũa trên chó mèo,.. Có thể lây lan sang người khi người tiếp xúc với động vật bị nhiễm ký sinh trùng.

Lây nhiễm khi du lịch: Một vài loại ký sinh trùng đặc biệt chỉ phát triển tại từng khu vực. Vì thế nếu đi du lịch đến những khu vực này, bạn có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng. Chẳng hạn tại khu vực châu Phi là nơi phát triển của loài giun tròn Dracunculus Medinensis mà nơi khác như nước ta không có.

Biến chứng nguy hiểm khi bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng

Biến chứng gây ra bởi giun sán, ký sinh trùng nguy hiểm không kém những bệnh lý khác. Nếu không tìm bị tiêu diệt sớm, các loại ký sinh trùng trong cơ thể sẽ di chuyển đến nhiều hệ cơ quan, gây biến chứng như:

  • Tắc ruột hoặc tắc ống mật.
  • Viêm màng não (ký sinh trùng xâm nhập lên hệ thần kinh).
  • Thiếu máu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kém tập trung.
  • Viêm phổi khi ký sinh trùng bắt đầu tấn công vào phổi.
  • Sụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị nhiễm giun, ký sinh trùng

dieu tri giun san ky sinh trung
dieu tri giun san ky sinh trung

Khi bị nhiễm ký sinh trùng, giun sán, cơ thể thường xuất hiện một vài dấu hiệu đặc trưng như:

Da mẩn ngứa, phát ban: Do một số loại ký sinh trùng bám vào da, đẻ trứng trên da.

Rối loạn chức năng tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc táo bón khi giun sán, ký sinh trùng hoạt động mạnh trong đường ruột gây tình trạng viêm nhiễm, nhiễm độc.

Hậu môn bị ngứa: Dấu hiệu đặc trưng cho thấy cơ thể bị nhiễm giun kim.

Cơ thể mệt mỏi: Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể có xu hướng hút dinh dưỡng, hút máu khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi.

Thèm ăn: Dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị nhiễm sán dây, giun tròn. Bởi những loại ký sinh trùng này thường hấp thụ một lượng lớn dinh dưỡng trong thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ. Chính bởi vậy mà mặc dù ăn nhiều nhưng người bị nhiễm giun vẫn bị giảm cân.

Tâm tính thay đổi: Khi bị ký sinh trùng xâm nhập, người bệnh thường thay đổi tâm tính. Lúc này, họ có xu hướng buồn bực, lo âu thái quá,.. Những dấu hiệu bất thường này có thể liên quan đến một số thay đổi trong đường tiêu hóa. Cụ thể, ký sinh trùng đã tiết ra chất ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiêu hóa.

Thiếu máu, cơ thể xanh xao: Nhiều loại ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bị nhiễm giun hay mệt mỏi, thiếu máu, da xanh xao.

Cách phát hiện nhiễm ký sinh trùng

Bên cạnh dựa vào triệu chứng bất thường, bạn nên làm xét nghiệm cần thiết nếu nghi ngờ cơ thể đã bị nhiễm ký sinh trùng. Chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm kháng thể, nhằm xác định kháng thể của ký sinh trùng có trong máu hay không
  • Thực hiện soi phân
  • Xét nghiệm mô bệnh học
  • Một số xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, X-quang

Nguyên tắc điều trị giun sán, ký sinh trùng

Dùng thuốc vẫn là phương pháp trị giun phổ biến nhất. Những loại thuốc trị giun thường chứa thành phần có tác dụng ngăn, tiêu diệt giun và ký sinh trùng. Nguyên tắc khi sử dụng thuốc là phải chọn loại thuốc có khả năng trị nhiều loại giun và ký sinh trùng thông qua một liều uống duy nhất.

Theo khuyến cáo chung của WHO, trẻ em và người trưởng thành cần uống thuốc tẩy giun định kỳ 1 đến 2 lần / năm . Theo đó, nếu tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trong cộng đồng từ 20% đến 50%, bạn chỉ cần dùng thuốc mỗi năm 1 lần. Còn nếu tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trong cộng đồng lớn hơn 50% thì bạn phải uống thuốc tẩy giun mỗi năm 2 lần.

Ở trẻ em bị nhiễm giun thì bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ thường yêu cầu kết hợp song song với việc vệ sinh hậu môn. Bởi đây đối tượng chưa biết giữ vệ sinh, dễ bị nhiễm giun và ký sinh trùng.

PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
ĐẶT LỊCH KHÁM

GALANT – chuyên hỗ trợ điều trị giun sán, ký sinh trùng

Phòng khám bác sĩ gia đình GALANT là một trong hệ thống y tế hàng đầu chuyên nhận điều trị giun sán, ký sinh trùng. Nếu cảm thấy nghi ngờ cơ thể đã bị nhiễm giun, bạn hãy đến trực tiếp phòng khám GALANT để kiểm tra, nhận tư vấn điều trị.

Điều trị giun sán
Điều trị giun sán

Ngoài ra, GALANT cũng đang hỗ trợ dịch vụ khám chữa bệnh từ xa, lấy mẫu xét nghiệm và giao thuốc tận nhà vô cùng tiện lợi. Với loại hình dịch vụ này, khách hàng không cần đi lại nhiều mà vẫn được tư vấn điều trị chu đáo.

Các y bác sĩ làm việc tại GALANT có trình độ chuyên môn cao, đang làm việc cho nhiều bệnh viện lớn. Dù thăm khám trực tiếp hay từ xa, khách hàng vẫn luôn nhận được sự hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.