Bạn cần khâu vét thương khi nào
Đối với những vết thương hở, quá trình xử lý cần thực hiện cẩn thận. Nhằm cầm máu kịp thời, hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Vậy khi nào cần khâu vết thương? Lời giải đáp cho câu hỏi này sẽ có ngay trong phần tổng hợp kiến thức y khoa dưới đây của GALANT.
Khi nào cần khâu vết thương?
Để xác định một vết thương hở cần phải khâu hay không, bác sĩ thường dựa vào kích thước vết thương lớn hay nhỏ. Cùng với đó là tốc độ chảy máu, vị trí cụ thể của vết thương.
Vết thương có kích thước lớn hơn nhỏ
Dựa vào chiều sâu và chiều dài của vết thương, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định áp dụng hướng xử lý phù hợp. Nếu khâu, kích thước vùng bị thương cần đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Chiều dài và chiều sâu trên 1 cm.
- Nếu quan sát từ bên ngoài, mô mỡ hoặc phần xương bị lộ ra.
- Vùng bị thương rộng, hướng sâu vào cơ hoặc xương.
Tốc độ chảy máu
Bên cạnh kích thước thì tốc độ chảy máu cũng là yếu tố quyết định vết thương có cần phải khâu hay không. Theo đó, đối với vết thương bị chảy máu nhanh và nhiều. Đồng thời, nếu đã thực hiện cầm máu nhưng máu vẫn chảy đều sau 10 phút, bác sĩ cần chỉ định thủ thuật khâu. Nhằm cầm máu và hạn chế biến chứng cứ nhiễm trùng.
Máu chảy nhanh và nhiều thường là dấu hiệu cho thấy động mạch bị đứt. Nếu vậy, người bị thương phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Nếu không xử lý sớm, người bị thương có thể tử vong do cơ thể mất máu.
Vị trí cụ thể của vết thương
Ngoài kích thước và tốc độ chảy máu, các bác sĩ còn dựa vào vị trí của vết thương để đưa ra chỉ định thực hiện kỹ thuật khâu. Cụ thể, nếu vết thương nằm ở vị trí gần khớp xương, thủ thuật khâu nên được chỉ định để hạn chế tình trạng vết thương mở rộng khi các khớp cử động.
Còn với vết thương tại vị trí dễ quan sát như mặt, tay, chân,.. Thủ thuật khâu cần thiết được chỉ định. Sau khi tháo chỉ, bạn nên thực hiện thêm một vài biện pháp hạn chế sẹo, giúp vùng da bị thương không bị mất thẩm mỹ.
Hướng dẫn xử lý vết thương hở
Với những vết thương có chảy máu, kích thước chiều dài và chiều sâu trên 1 cm, trước tiên nhân viên y tế phải làm sạch. Sau đó tiến hành sát trùng rồi mới khâu. Thủ thuật khâu phải tiến hành cẩn thận, dùng loại chỉ phù hợp với tình trạng vết thương.
Sau khi khâu xong, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thêm kháng sinh. Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Tác dụng chính của thuốc kháng sinh là ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.
Vết thương có thể được cắt chỉ sau 10 đến 14 ngày kể từ lúc khâu. Thời gian tháo chỉ phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng, vị trí cụ thể của từng vết thương. Trong đó, với những vết thương nằm ở vị trí dễ nhìn như mặt thì thời gian tháo chỉ phổ biến là sau 10 ngày.
Quá trình xử lý vết thương hở phải được thực hiện kỹ lưỡng. Như vậy, khu vực bị thương mới nhanh lành, không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, hạn chế hình thành sẹo lớn.
Cần làm gì khi vết thương bị nhiễm trùng?
Vết thương hở bị nhiễm trùng chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Những vi khuẩn này thường tồn tại trên bề mặt da hoặc xâm nhập từ bên ngoài. Nếu phát hiện dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng, bạn cần tìm cách xử lý sớm.
Quy trình xử lý vết thương bị nhiễm trùng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ liền sẹo, khả năng hạn chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đối với vết thương hở phải thực hiện thủ thuật khâu, bị nhiễm trùng, bạn tuyệt đối không để vết thương tiếp xúc trực tiếp với nước.
Bên cạnh đó trong quá trình xử lý tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ nên chỉ định cho người bệnh dùng thêm thuốc kháng sinh, thuốc trị nhiễm trùng. Hoặc một số loại thuốc giảm đau, thuốc giảm sưng. Nếu tình trạng nhiễm trùng đã trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thủ thuật phẫu thuật, loại bỏ đi phần mô nhiễm trùng. Nếu vết thương xuất hiện mủ thì cần hút mủ.
Lưu ý, bạn không nên tự xử lý vết thương bị nhiễm trùng tại nhà. Thay vào đó, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn như GALANT để khám xét, xử lý vết thương theo đúng quy trình.
Hiện nay, phòng khám bác sĩ gia đình GALANT có chi nhánh hoạt động tại Hà Nội và TPHCM. Bên cạnh dịch vụ thăm khám trực tiếp, đơn vị chúng tôi còn hỗ trợ thăm khám tại nhà, trả kết quả xét nghiệm trực tuyến.
Đặc biệt, GALANT là một trong những cơ sở y tế tư đầu tiên hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng BHYT. Nhờ đó, chi phí thăm khám, chữa trị khách hàng cần chi trả cũng giảm đáng kể.
Hy vọng từ góc chia sẻ kiến thức y khoa trên đây, bạn đã biết khi nào cần khâu vết thương. Nếu cần xử lý vết thương hở, làm xét nghiệm, thăm khám cụ thể, bạn hãy tìm đến phòng khám bác sĩ gia đình GALANT.