fbpx
Logo bác sĩ gia đình Galant
Search

Bệnh đau mắt đỏ có lây qua đường nước?

benh dau mat do co lay qua duong nuoc

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có lây qua đường nước không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít người. Bởi virus gây đau mắt đỏ có thể xâm nhập vào cơ thể người chưa nhiễm bệnh qua nhiều con đường. Muốn phòng tránh tốt căn bệnh này, bạn trước tiên cần nắm rõ các con đường lây nhiễm cơ bản.

Bệnh đau mắt đỏ có lây qua đường nước?

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau mắt đỏ là do một số loại virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng, tiếp xúc với hóa chất, dịch tiết từ mắt bài tiết quá mức cũng là những tác nhân khiến không ít người bị đau mắt đỏ.

Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ

Trong đó, virus gây ra chứng bệnh này có thể tồn tại ở ngoài môi trường đến 48 giờ. Nếu không may chạm vào đồ vật chứa vi khuẩn gây bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh, bạn rất dễ bị lây bệnh.

Thực tế, bệnh đau mắt đỏ hoàn toàn có thể lây lan qua đường nước nếu trong nước có chứa dịch tiết của người nhiễm bệnh. Chẳng hạn như khi bơi tại hồ bơi công cộng mà có người bệnh đau mắt đỏ cùng bơi, bạn rất dễ bị nhiễm bệnh.

Vì thế, trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến khó lường, bạn không nên đến các hồ bơi cộng, không dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khăn mặt.

Các con đường lây nhiễm của bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ dễ dàng lây lan từ người sang người theo nhiều con đường. Cụ thể như:

Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh: Dịch tiết ở đây gồm dử mắt, nước mắt, nước chảy. Đây chính là nguồn lây nhiễm vi khuẩn đau mắt đỏ chủ yếu.

Đường hô hấp: Giọt bắn từ nước bọt, nước mũi hòa vào không khí đều chứa virus chữa bệnh. Đây có thể là nguồn lây lan cho người chưa nhiễm bệnh nếu vô tình tiếp xúc.

Lây nhiễm gián tiếp: Khi chạm vào đồ vật chứa dịch tiết của người bệnh như khăn mặt, bát đũa,.. Bạn rất dễ bị nhiễm virus gây đau mắt đỏ.

Đường tình dục: Dịch tiết của người nhiễm bệnh lúc này dễ dàng trở thành nguồn lây nhiễm, khiến người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bị đau mắt đỏ.

Hướng dẫn phòng ngừa đau mắt đỏ

Hướng dẫn phòng ngừa đau mắt đỏ
Hướng dẫn phòng ngừa đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ dễ dàng lây lan qua nhiều con đường. Nếu không muốn bị lây nhiễm, bạn cần chủ động phòng tránh, thực hiện một số biện pháp sau:

Giữ gìn đôi mắt: Khi đi ra ngoài, bạn hãy đeo kính râm để bảo vệ đôi mắt khỏi bụi bẩn, vi khuẩn gây hại từ môi trường.

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý: Hàng ngày, bạn có thể rửa mắt bằng nước muối natri clorid 0.9%. Đây là cách hiệu quả giúp loại bỏ dử mắt, giảm ngứa rát.

Giặt khăn lau mặt thường xuyên: Khăn lau nếu không giặt giũ thường xuyên chính là nguồn tích tụ vi khuẩn gây hại đến mắt. Do vậy, bạn hãy chú ý giặt khăn lau mặt hàng này, không để khăn bị ẩm mốc lâu ngày.

Không sử dụng kính áp tròng: Nếu đang bị đau mắt thì tốt nhất bạn không nên sử dụng kính áp tròng. Bởi loại kính này có thể gây tổn thương đến mắt, khiến các triệu chứng khó chịu lâu thuyên giảm.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác: Virus gây đau mắt đỏ có khả năng tồn tại ngoài môi trường đến 48 giờ. Chúng thường bám vào bề mặt những đồ vật như bát đũa, khăn mặt, gối,.. Để hạn chế bị lây nhiễm thì tốt nhất bạn không dùng chung những đồ vật này với người khác.

Không tiếp xúc với người nhiễm bệnh: Nếu trong gia đình có người bị đau mắt đỏ thì tốt nhất bạn không tiếp xúc trực tiếp với người đó.

Hạn chế đến nơi đông người vào mùa dịch: Nếu đang trong mùa dịch, bạn không nên đến những nơi đông người. Bởi tại nơi tập trung đông người, tình trạng lây nhiễm rất dễ xảy ra.
Thăm khám định kỳ: Đây là biện pháp đơn giản giúp bạn phát hiện sớm nếu đã bị đau mắt đỏ. Để rồi từ đó tìm cách điều trị sớm, hạn chế tối đa biến chứng không mong muốn.

Hạn chế tác động trực tiếp lên mắt: Bạn không nên dùng tay dụi mắt, không tác động mạnh vào mắt. Bởi những hành động này dễ khiến mắt bị tổn thương, dễ bị nhiễm virus hơn.

Biện pháp phòng lây nhiễm đau mắt đỏ cho người khác

đau mắt đỏ
đau mắt đỏ

Khi phát hiện bị đau mắt đỏ, bạn hãy chữa trị sớm và thực hiện biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác. Chẳng hạn như:

Luôn đeo khẩu trang, đeo kính râm khi tiếp xúc với người khác.

Hạn chế ho khạc, hắt hơi tại nơi công cộng.

Luôn sát khuẩn tay để hạn chế mầm bệnh lây lan ra bên ngoài.

Dùng riêng vật dụng cá nhân.

Hạn chế đến nơi công cộng nếu không cần thiết.

Trong thời gian trị bệnh, bạn nên nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng khoa học.

Nhìn chung, đau mắt đỏ là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại dễ lây lan. Căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh. Trường hợp đã bị nhiễm thì bạn cần điều trị sớm, thực hiện biện pháp phòng lây nhiễm cho người khác.

Hi vọng rằng với chia sẻ trên đây, bạn đã biết chính xác bệnh đau mắt đỏ có lây qua đường nước không. Nếu cần tư vấn, đặt lịch hẹn khám tại phòng khám gia đình GALANT

Xem thêm: 2 cách chữa đau mắt đỏ tại nhà

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC