fbpx
Logo bác sĩ gia đình Galant
Search

Lão hóa ở người cao tuổi, cách nâng cao chất lượng cuộc sống

lao hoa o nguoi cao tuoi cach nang cao chat luong cuoc song

Lão hóa ở người cao tuổi

Lão hóa ở người cao tuổi là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi của con người. Đặc biệt khi các cơ quan quan trọng trong cơ thể bị lão hóa sẽ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe ở người cao tuổi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Quá trình lão hóa và thay đổi thể chất ở người cao tuổi diễn ra thế nào?

Lão hóa là quá trình các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy giảm dần chức năng. Lão hóa thường bắt đầu xảy ra khi con người sau 30 tuổi. Mỗi bộ phận trong cơ thể sẽ có thời gian lão hóa khác nhau.

Lão hóa ở người cao tuổi
Lão hóa ở người cao tuổi

Khi đến tuổi già, những suy giảm về thể chất, tiến trình lão hóa ngày càng rõ rệt hơn và được thể hiện thông qua những đặc điểm như: 

  • Khả năng thích nghi suy giảm, dễ bị tổn thương sức khỏe do biến đổi nhiệt độ, thời tiết thay đổi. 
  • Diện mạo thay đổi, làn da xuất hiện nhiều nếp nhăn, đồi mồi. Tóc cũng rụng dần và bạc nhiều hơn. 
  • Răng có xu hướng yếu đi và rụng dần theo thời gian. 
  • Các cơ quan cảm giác, thị giác, thính giác kém dần. Thậm chí có người cao tuổi còn mất hẳn thính lực và thị lực. 
  • Teo cơ, mất khả năng đi lại, dễ bị chấn thương, té ngã. 
  • Tế bào thần kinh chết dần, phản ứng của người già chậm hơn, hay quên, khả năng ghi nhớ, đọc hiểu giảm dần. 
  • Ngoài ra, người già cũng dễ mắc các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não, đột quỵ,…. Lý do mạch máu của người già bị xơ cứng, cơ tim co bóp yếu hơn. 

Điểm danh những bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan chính là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ mắc nhiều bệnh lý như sa sút trí tuệ, tim mạch, phổi, xương khớp,…. Chúng ta nên nhận biết sớm các dấu hiệu để tìm ra cách điều trị bệnh kịp thời. 

Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể 

Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể là những bệnh lý xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. 

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể ở những người trên 50 tuổi chiếm đến 70% và tới 65 tuổi bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lý này ở mức độ khác nhau. (1)

Suy giảm thị lực thường là triệu chứng rõ nét nhất của bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, người cao tuổi cũng gặp phải những biểu hiện khác như quáng gà vào ban đêm, chấm đen ở mắt, khó nhìn, nhìn một vật thành nhiều vật, nhạy cảm ánh sáng,…. 

Những dấu hiệu trên có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mắt, tùy theo từng thể trạng của người bệnh. 

Giai đoạn khởi phát thường là thời điểm tốt nhất để điều trị dứt điểm thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,… Do đó, nếu người cao tuổi có những dấu hiệu trên, bạn nên đưa họ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa và điều trị kịp thời. 

Lão hóa ở người cao tuổi gây ra suy giảm thính lực 

Suy giảm thính lực là sự suy giảm khả năng nghe hoặc mất khả năng nghe. Nếu không được điều trị sớm, người già có thể bị điếc, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. 

Bạn có thể khắc phục suy giảm thính lực ở người cao tuổi bằng cách sử dụng máy trợ thính, dùng thuốc bổ não theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện các bài tập chức năng, rèn luyện trí nhớ. 

Suy thoái ở răng miệng 

Thay đổi về thể chất ở người già khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức. Do đó, các vấn đề vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh răng miệng thường kém hiệu quả. 

Điều này dẫn đến người già bị sâu răng mới, tái phát ở thân răng hoặc bị sâu chân răng. Ngoài ra, quá trình lão hóa răng miệng cũng gây nhiều biến đổi về răng như mòn mặt nhai, teo tủy răng, giảm mật độ tế bào, tụt nướu, răng giòn dễ mẻ,… 

Để ngăn ngừa sâu răng và các suy thoái răng miệng ở người già, bạn có thể đưa họ đến các cơ sở y tế nha khoa để thăm khám định kỳ và theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên. 

Các bệnh lý về đường hô hấp 

Một số bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở người cao tuổi như viêm họng, viêm tâm phế, phế quản, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản,… 

Ngoài yếu tố tác động từ lão hóa thì các thói quen xấu như hút thuốc lá, thuốc lào, môi trường sống ô nhiễm độc hại hay các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nội tiết tố,…. cũng là tác nhân không hề nhỏ gây ra bệnh lý này ở người già. 

Đau nhức xương khớp do lão hóa ở người cao tuổi 

Đau nhức xương khớp là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi phổ biến nhất. Nguyên nhân là do xương khớp người già bị lão hóa, suy yếu, dây chằng lỏng lẻo cũng như cấu trúc ổ khớp mất cân bằng. 

Các dấu hiệu đau nhức xương khớp thường thấy ở người già như tê bì chân tay, đau nhức, ê mỏi lưng, đau đầu gối, đau khớp háng, đau vùng thắt lưng hay cứng khớp gối, khớp vai phát ra âm thanh “lục cục” khi vận động mạnh,… 

Các bệnh lý tim mạch ở người già 

Ít vận động, chế độ ăn uống không khoa học, lượng mỡ dư thừa hay suy yếu các chức năng hô hấp,… là những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về tim mạch. 

Ngoài ra, quá trình lão hóa ở người cao tuổi đã tác động không nhỏ đến thành mạch máu. Thành mạch bị giảm độ mềm mại, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu và động mạch. Từ đó gây nên xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng, giảm đột ngột,…. 

Mắc các bệnh lý về tim mạch, người già thường hay bị khó thở về đêm, tim lớn, dễ bị sụt cân, phù phổi cấp,…. 

Suy giảm trí nhớ 

Suy giảm trí nhớ ở người già thường do các bệnh lý về xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol gây nên. 

Người già thường có các biểu hiện mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, luôn cảm thấy buồn phiền, chán nản, khó ngủ, thức giấc nhiều trong đêm đi kèm với quá trình lão hóa dẫn đến sức khỏe người già bị sa sút, đau ốm liên miên. 

Một số bệnh lý suy giảm trí nhớ ở người già phổ biến như Alzheimer, bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, đột quỵ,…. 

Lão hóa ở người cao tuổi gây rối loạn về đường tiêu hóa 

Hầu hết người cao tuổi rất dễ bị mắc các bệnh lý về rối loạn đường tiêu hóa như ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy,…. 

Ngoài ra, người già còn dễ mắc các bệnh lý về dạ dày và đại tràng như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, trào ngược thực quản, viêm đại tràng mãn tính,… 

Những bệnh lý trên khiến người lớn tuổi “ăn không ngon, ngủ không yên”, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. 

Cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sau khi tìm hiểu quá trình lão hóa ở người cao tuổi và các bệnh lý thường gặp, chúng ta hãy cùng tìm cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. 

Lão hóa ở người cao tuổi
Lão hóa ở người cao tuổi

Nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần cho người già 

Càng lớn tuổi, người già thường có xu hướng ít giao tiếp, ít nói chuyện với người thân. Trong đầu họ thường có suy nghĩ tiêu cực về bệnh tật, cái chết,… 

Do đó, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe vật chất, bạn cũng nên chú ý nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần để người già sống vui, sống khỏe và thấy có ích cho gia đình và xã hội. 

Hằng ngày, bạn hãy dành thời gian trò chuyện, quan tâm tới người già để góp phần hạn chế các dấu hiệu không tốt về sức khỏe tinh thần. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyên người già nên dành thời gian tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ người cao tuổi để có thêm bạn bè tâm tình. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh 

Không chỉ hệ tiêu hóa và sức khỏe răng miệng gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho người già trong việc ăn uống mà một số tác dụng phụ của thuốc cũng làm giảm đi sự thèm ăn. 

Chính vì vậy, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế cho người già các đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật hay các loại đồ muối chua. 

Khi chế biến đồ ăn, bạn nên chọn thức ăn mềm, thái nhỏ và hầm kỹ. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và nhắc nhở người già uống đủ nước theo yêu cầu. 

Chủ động đề phòng té ngã và nâng cao chất lượng giấc ngủ 

Lão hóa ở người cao tuổi khiến hệ xương khớp cũng yếu dần đi gây ra tình trạng đau nhức, loãng xương, thoái hóa khớp nên cần chú trọng đến việc đi lại, nằm và các hoạt động thể chất. 

Đặc biệt, người già nên tránh ngồi chỗ có gió lùa. Nếu ngồi quạt tuyệt đối không để gió thổi thẳng vào gáy và đỉnh đầu. Khi ngủ không nên kê gối quá cao. Nếu muốn ngồi dậy, người già nên xoay đầu, nằm nghiêng người lại và chống tay dậy từ từ. 

Thăm khám sức khỏe định kỳ và sử dụng thuốc đúng chỉ định 

Sau 60 tuổi, cơ thể bắt đầu lão hóa và sức khỏe giảm sút khiến người cao tuổi dễ mắc nhiều bệnh lý mãn tính. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là điều quan trọng để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện điều bất thường. 

Ngoài ra, sau mỗi đợt khám bệnh, bạn nên theo dõi đơn kê thuốc của bác sĩ và nhắc nhở người cao tuổi tuân thủ và uống thuốc theo đúng chỉ định. 

Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà

Tuổi cao, sức yếu khiến nhiều người già tâm lý ngại đi viện cũng như thăm khám bệnh. Chưa kể, cuộc sống hiện đại khiến nhiều người bận rộn không có thời gian chăm sóc người thân. 

Thấu hiểu điều này, Phòng khám bác sĩ gia đình GALANT đã triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà. Đây là giải pháp tối ưu trong việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe người cao tuổi. 

Bên cạnh đó, người nhà cũng chủ động thời gian, không bị ảnh hưởng công việc. Tiết kiệm chi phí và công sức di chuyển chờ đợi tại bệnh viện. 

Để được tư vấn chi tiết dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bạn hãy liên hệ ngay với Phòng khám bác sĩ gia đình GALANT 

Lời kết

Có thể thấy, lão hóa ở người cao tuổi là một tiến trình tự nhiên và không có cách nào để ngăn chặn các bệnh lý một cách triệt để. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nâng cao và cải thiện chất lượng sống của người già bằng những giải pháp hữu hiệu nhất. 

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC