fbpx
Logo bác sĩ gia đình Galant
Search

Những rủi ro khi truyền dịch tại nhà

Những rủi ro khi truyền dịch tại nhà

Những rủi ro khi truyền dịch tại nhà

Truyền dịch là kỹ thuật đưa một lượng chất lỏng vào cơ thể qua đường tĩnh mạch trong thời gian ngắn, giúp người bệnh hoặc người bị suy nhược cơ thể phục hồi nhanh hơn. Thế nhưng, nếu quá lạm dụng, tự thực hiện mà không có sự giám sát của nhân viên y tế, bạn dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Những rủi ro truyền dịch tại nhà từng được nhiều chuyên gia cảnh báo nhưng không ít người vẫn còn chủ quan. 

Xem thêm >>>  Những điều cần biết về truyền dịch tại nhà

Truyền dịch được chỉ định trong trường hợp nào?

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng kỹ thuật truyền dịch để cải thiện thể trạng người bệnh, hoặc giúp thuốc đi vào cơ thể nhanh hơn. 

  • Trường hợp cần phục hồi số lượng tuần hoàn bị mất đi: Gồm người bị mất nước, người bị bỏng nặng, người bị mất máu, người bị xuất huyết. 
  • Trường hợp cần đưa nhanh một lượng thuốc vào cơ thể: Áp dụng cho những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc, phải truyền một lượng cố định hàng ngày vào cơ thể. 
  • Nhóm đối tượng có thể suy nhược: Người ăn uống kém đang trong giai đoạn điều trị bệnh, người bệnh trong trạng thái hôn mê, người bị tổn thương thực quản, người gặp vấn đề về đường ruột. 
  • Một số trường hợp khác: Người cần giải độc, hỗ trợ lợi tiểu cho người bệnh được xác định bị ngộ độc. 

Các trường hợp chống chỉ định truyền dịch tĩnh mạch

Các trường hợp chống chỉ định truyền dịch tĩnh mạch
Các trường hợp chống chỉ định truyền dịch tĩnh mạch

Ngoài những trường hợp được chỉ định thì không phải ai cũng có thể truyền dịch. Theo đó, kỹ thuật này không áp dụng cho các đối tượng dưới đây:

  • Người bị suy tim. 
  • Người từng gặp phải biến chứng phù phổi cấp. 
  • Người bị huyết áp cao. 
  • Người gặp vấn đề về tim mạch, có nguy cơ bị sốc phản vệ. 

Trường hợp bắt buộc phải áp dụng kỹ thuật truyền dịch, tốc độ truyền không được quá nhanh. Đồng thời, khối lượng dịch truyền nên ở mức thấp. Trong quá trình truyền dịch phải có nhân viên theo dõi, đo áp lực tĩnh mạch liên tục để xử lý kịp thời. 

Những rủi ro khi truyền dịch tại nhà

Khó xử lý biến chứng nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cao,.. Là những rủi ro khi truyền dịch tại nhà. 

Những rủi ro khi truyền dịch tại nhà
Những rủi ro khi truyền dịch tại nhà

Nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cao

Khi thực hiện truyền dịch tại nhà, điều kiện máy móc thiết bị và đội ngũ nhân viên y tế không thể đáp ứng đầy đủ như tại cơ sở y tế chuyên nghiệp. 

Trong quá trình truyền, bạn có nguy cơ bị lây nhiễm nhiều căn bệnh nguy hiểm như HIV, viêm gan B, viêm gan C,.. Đặc biệt là khi sử dụng chung kim truyền với người khác thì nguy cơ lây nhiễm lại càng cao. 

Khó xử lý kịp thời biến chứng khi truyền dịch

Chính bởi tốc độ truyền chất lỏng vào cơ thể tương đối nhanh nên kỹ thuật truyền dịch đôi khi vẫn gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Chẳng hạn như:

  • Vỡ mạch máu: Biến chứng này rất hay gặp với những trường hợp tự truyền dịch tại nhà. Bởi nếu không am hiểu, không biết cách cắm kim truyền, các vết bầm tím sẽ xuất hiện quanh khu vực chọc kim. Thậm chí, tình trạng phù nề, bầm tím còn lan ra khu xung quanh, khiến mạch máu bị tổn thương. 
  • Sốc phản vệ: Do trong dịch truyền chứa thành phần  gây sốt, dụng cụ truyền chưa đáp ứng được điều kiện vô trùng, tốc độ truyền chất lỏng vào cơ thể quá nhanh. Ngoài ra, khi người được truyền bị mẫn cảm với thành phần trong dịch truyền như kháng sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng.  
  • Dị ứng: Thường gặp khi người bệnh bị dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Biến chứng hay gặp nhất là tụ máu, các cục máu đông xuất hiện dưới da, hoại tử, hình thành ổ áp xe. 
  • Phù phổi cấp: Tốc độ truyền dịch điều chỉnh nhanh quá mức khiến người bệnh bị suy mạch, lên cơn hen đột ngột khiến phổi bị phù. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong. 

Người bệnh gặp phải những biến chứng trên cần phải được xử lý nhanh, hạn chế tối đa nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng nếu tự chuyển dịch tại nhà, bạn rất khó có thể tự xử lý. Ngay cả khi có nhân viên y tế theo dõi quá trình truyền thì việc xử lý biến chứng không mong muốn cũng không thể đảm bảo như tại cơ sở y tế chuyên nghiệp. 

Khó kiểm soát chất lượng dịch truyền 

Thực tế, đã có trường hợp tử vong do tự ý truyền dịch do lựa chọn dịch truyền không phù hợp với cơ thể. Tình trạng này không hề hiếm nếu người bệnh tự ý truyền dịch tại nhà không có sự giám sát của nhân viên y tế. 

Mỗi loại dịch truyền lại cấu thành từ những thành phần đặc thù, phù hợp cho từng đối tượng. Chẳng hạn như:

  • Dịch truyền hỗ trợ bù nước, điện giải: Chứa 3 thành phần cơ bản là Ringer Lactat, NaCl và Bicarbonate. Loại dịch truyền này thường dùng cho người bệnh bị mất nước, tổn thương do bỏng hoặc bị tiêu hóa. 
  • Dịch truyền giúp bổ sung dinh dưỡng: Chứa thành phần đặc trưng như glucose, lipid, axit amin,.. Thường dùng cho người bệnh vừa trải qua phẫu thuật cần bổ sung dinh dưỡng. 
  • Dịch truyền giàu các protein: Chủ yếu sử dụng cho người gặp bệnh lý về gan. 

Ứng với mỗi loại dịch truyền, nhân viên y tế cần tuân thủ về tốc độ và liều lượng truyền sao cho phù hợp với từng đối tượng. Tuy nhiên nếu truyền dịch tại nhà thì bạn rất khó có thể kiểm soát chất lượng dịch truyền cũng như kỹ thuật truyền. 

GALANT vừa phân tích những rủi ro khi truyền dịch tại nhà. Khi gặp bất kỳ vấn đề về sức khỏe, bạn không nên tự mua thuốc điều trị hoặc tự truyền dịch mà không có sự giám sát của nhân viên y tế. Thay vào đó, bạn đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như phòng khám bác sĩ gia đình GALANT.

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC